Sau "cú hích lớn" đến từ đại dịch Covid-19, các ngân hàng mới buộc phải tăng tốc trong cuộc chạy đua ứng dụng công nghệ để duy trì vận hành và chinh phục khách hàng. Đồng thời, các tiến bộ vượt trội trong công nghệ như dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud) và trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các ngân hàng hiểu và đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng.
Theo khảo sát từ J.D. Power, 78% người dùng sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ ngân hàng nếu được cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa. Tuy nhiên, chỉ mới có 44% ngân hàng thực hiện được điều này.
Bằng cách kết hợp sức mạnh công nghệ Big Data, AI trong phân tích và xử lý dữ liệu, ngân hàng có khả năng phát triển các gói sản phẩm mới đa dạng, phù hợp để tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu.
Cụ thể, nhờ có các thuật toán phân tích sâu từ AI, ngân hàng có thể dự đoán được hành vi, nhu cầu trong hành trình tài chính của khách hàng, từ đó, tối ưu mục tiêu đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng các dịch vụ sản phẩm chất lượng, đồng thời, củng cố lòng tin và sự gắn kết của khách hàng với doanh nghiệp.
Tỷ lệ khách hàng sử dụng ngân hàng số tăng vọt sau đại dịch buộc các ngân hàng phải thay đổi cách tiếp cận dịch vụ. Ảnh: FPT Smart Cloud
Big Data và AI đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động trên một nền tảng hạ tầng mạnh mẽ, vì vậy, hầu hết các ngân hàng lớn thế giới đã chuyển sang "đám mây" để lưu trữ dữ liệu và vận hành ứng dụng. Theo Gartner, trong năm 2022, nền tảng Cloud được dự báo trở thành cơ sở để triển khai 95% các dự án số mới so với 40% vào năm 2021.
Trên thực tế, điện toán đám mây là điều kiện quan trọng cho quá trình chuyển đổi số. Những tiến bộ của công nghệ này cho phép các ngân hàng mở rộng mạng lưới phân phối linh hoạt và phục vụ khách hàng mới từ xa, đa kênh thông qua ứng dụng di động, trang web, mạng xã hội... thay vì đến phòng giao dịch.
Không nằm ngoài làn sóng vận hành của thế giới, nhiều ngân hàng lớn tại Việt Nam cũng đã sẵn sàng chuyển mình nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại. Thống kê của Ngân hàng Nhà nước vào năm 2020 chỉ ra, tăng trưởng về số lượng khách hàng sử dụng mobile banking tại Việt Nam đạt 200%. Tiềm năng dân số trẻ và tỷ lệ hiểu biết về công nghệ thông tin cao là cơ sở để ngành ngân hàng tiếp cận và triển khai các giải pháp công nghệ tiên tiến hiện.
Bên cạnh đó, sự trưởng thành và phát triển mạnh mẽ của nhiều tập đoàn công nghệ lớn trong nước cho phép các ngân hàng vừa và nhỏ áp dụng công nghệ mới trên diện rộng, phù hợp với quy mô cơ sở hạ tầng hiện tại và chiến lược kinh doanh dài hạn trong tương lai.
Tại Smart Banking 2022, ông Lê Hồng Việt, Tổng giám đốc FPT Smart Cloud khẳng định tiềm năng của công nghệ hiện đại trong chuyển đổi số ngân hàng: : "Các ngân hàng và tổ chức tài chính nên mạnh dạn thử nghiệm những công nghệ mới như AI và Cloud. Đồng thời, cần có cơ chế đánh giá hiệu quả và rủi ro để có chiến lược triển khai công nghệ rõ ràng, sáng tạo, xuyên suốt". Cũng theo ông Việt, việc cộng hưởng các yếu tố này giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn khi đầu tư vào AI và Cloud và tận dụng được tối đa tiềm năng, sức mạnh của những công nghệ mới này.
Ông Lê Hồng Việt – Tổng giám đốc FPT Smart Cloud khẳng định AI và Cloud còn rất nhiều tiềm năng mà các ngân hàng chưa khai phá hết. Ảnh: FPT Smart Cloud
Với kinh nghiệm triển khai AI và Cloud cho hàng loạt các ngân hàng và tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước, đại diện FPT Smart Cloud cho biết, việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong ngành ngân hàng đang chuyển từ "lựa chọn hàng đầu" sang "ưu tiên số 1". Điều này giúp ngành ngân hàng gia tăng hiệu năng và tối ưu chi phí.
Với một lượng lớn dữ liệu thông tin khách hàng, vấn đề bảo mật dữ liệu là bài toán các hệ thống ngân hàng điện tử hiện nay cực kỳ quan tâm. Theo đó, hạ tầng của nền tảng FPT Cloud mang đến cho ngành ngân hàng môi trường vận hành bảo mật, ổn định, "co giãn" linh hoạt sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mở rộng tức thì. Năm 2022, FPT Smart Cloud trở thành một trong những đơn vị đầu tiên đạt chứng chỉ PCI-DSS ở mức độ bảo mật cao nhất dành cho công ty công nghệ.
Hiện, FPT Smart Cloud có thể cung cấp các giải pháp trí tuệ nhân tạo (FPT.AI) và điện toán đám mây (FPT Cloud). Những giải pháp nổi bật của FPT Smart Cloud trong ngành ngân hàng gồm: FPT AI Chat (giải pháp chatbot tự động chăm sóc khách hàng trên các nền tảng nhắn tin), FPT AI Engage (trợ lý ảo AI thông minh có khả năng tương tác hai chiều được tích hợp vào tổng đài chăm sóc khách hàng), FPT AI Read (giải pháp trích xuất thông tin trên các giấy tờ, chứng từ, L/C của ngân hàng); AI Voice Banking (tự động thực hiện các tác vụ chuyển tiền, nạp tiền, khóa mở thẻ bằng giọng nói tự nhiên)...
Nhờ sự nhạy bén trong việc nắm bắt và triển khai các công nghệ tiên tiến, ngành ngân hàng đang phục vụ nhiều khách hàng hơn bất kì thời điểm nào trong lịch sử. Những ngân hàng sở hữu công nghệ sẽ tự tạo cho mình cơ hội và lợi thế để vươn lên dẫn đầu, chiếm lĩnh thế thượng phong và làm chủ tương lai.
Hồng Thảo