Đẩy mạnh số hóa nhà máy
Hai nhà máy của Unilever Việt Nam tại Bắc Ninh và Củ Chi (TP HCM) đã thực hiện lộ trình chuyển đổi số từ năm 2018, hướng đến mục tiêu 2024.
Giai đoạn 2018-2019, doanh nghiệp chuyển đổi từ sản xuất thủ công chủ yếu dựa trên sức người, quản lý dữ liệu rời rạc sang tự động hóa, robot hóa. Song song đó, các nhà máy còn triển khai công cụ quản lý số hóa cơ bản nhằm thu thập dữ liệu, đặt nền móng cho việc áp dụng các tiến bộ của cách mạng công nghiệp 4.0, góp phần nâng cao năng lực.
Giai đoạn 2020-2021, dù Covid-19 gây xáo trộn và thách thức, doanh nghiệp vẫn nỗ lực thúc đẩy quá trình tự động hóa, robot hóa trong sản xuất, phục vụ công tác đóng gói và vận chuyển sản phẩm vào cuối năm 2021.
Một trong những quy trình tự động hóa và robot hóa sản xuất.
Bên cạnh đó, quá trình quản lý, sử dụng dữ liệu cũng được nâng cấp bằng hệ thống kết nối vạn vật (IoT - Internet of Things), trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua siêu ứng dụng cho phép nhân viên lẫn quản lý có thể tương tác, theo dõi quá trình hoạt động và hiệu suất.
Siêu ứng dụng còn hỗ trợ phát hiện, phân tích các tổn thất xảy ra với thiết bị khi sản xuất, đồng thời ghi nhận và đồng bộ hóa mọi phản hồi, thông tin về hệ thống AI để kịp thời xử lý. Đây cũng là giai đoạn đặt nền tảng, thúc đẩy quá trình phân tích dữ liệu và dự báo, từ đó cải thiện hiệu suất vận hành, đón đầu xu hướng.
Giai đoạn 2022-2024, nhà máy từng bước áp dụng hoàn toàn máy học (machine learning) và dữ liệu lớn (big data) vào sản xuất, vận hành, hướng đến đạt 100% mục tiêu tự động hóa vào năm 2024.
Nâng cao hiệu suất, trang bị kỹ năng
Đại diện Unilever Việt Nam cho biết quá trình số hóa nhà máy mang lại hiệu quả cao, đổi mới và tăng vị thế doanh nghiệp, đồng thời thúc đẩy kỹ năng số hóa, công nghệ cho đội ngũ nhân sự.
Các giải pháp tự động hóa, dùng robot, máy học... đóng vai trò quan trọng, đẩy nhanh tốc độ đổi mới, tối ưu hóa sản xuất. Cụ thể, nhà máy Củ Chi, Bắc Ninh tăng hiệu suất lao động và cung cấp sản phẩm. Từ đó đáp ứng nhanh thay đổi nhu cầu của người dùng, nâng cao vị thế cạnh tranh của Unilever trên thị trường.
Nâng cao kỹ năng chuyển đổi số cho đội ngũ nhân sự và mục tiêu của nhà máy Unilever Việt Nam.
Việc áp dụng công nghệ và số hóa cũng mở ra cơ hội học tập, phát triển kỹ năng chuyển đổi số cho nhân viên, từ vận hành thô sơ chuyển sang ứng dụng robot. Xa hơn là phân tích dữ liệu, tự thiết kế hệ thống tự động hóa cũng như lập trình các thuật toán...
Đến nay, nhà máy Củ Chi, Bắc Ninh sở hữu đội ngũ kỹ sư IoT và dữ liệu, 100% nhân viên đã qua huấn luyện và thuần thục trong vận hành quy trình tự động hóa tại nhà máy.
"Trải qua bốn năm được đào tạo, huấn luyện và áp dụng thực tế, đội ngũ kỹ sư tại nhà máy Unilever Việt Nam có thể tự thiết kế, lập trình các hệ thống tự động mới.100% nhân viên kỹ thuật có năng lực bảo trì, bảo dưỡng hệ thống hiện hữu", đại diện doanh nghiệp nói thêm.
Doanh nghiệp xây dựng nhà máy xanh thông qua áp dụng công nghệ và đổi mới.
Sức mạnh công nghệ còn thể hiện ở tác động tích đến môi trường. Doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo, cam kết sử dụng nhiên liệu sạch trong sản xuất, thay bằng các nhiên liệu sinh khối, điện mặt trời, giảm thiểu phát thải CO2.
Vạn Phát (ảnh: Unilever Việt Nam)