Chuyển đổi số

Nhiệt điện Mông Dương ứng dụng chuyển đổi số trong giám sát và chẩn đoán từ xa (RMS)

  • Hàm Hương
  • Mon 26 09 2022

Nhiệt điện Mông Dương ứng dụng chuyển đổi số trong giám sát và chẩn đoán từ xa (RMS) - Ảnh 1.

Chuyển đổi số giúp Công ty Nhiệt điện Mông Dương nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Điều này đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản trị doanh nghiệp và mang lại nhiều lợi ích thiết thực.

Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã triển khai ứng dụng sâu rộng thành quả chuyển đổi số, công nghệ thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, từ công tác quản trị điều hành đến công tác quản lý sản xuất. Đáng chú ý, hệ thống giám sát và chẩn đoán từ xa (RMS) đã dần dần thích ứng hiệu quả và có được những bước tiến lớn trong quá trình ứng dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Hệ thống RMS giai đoạn 1 của Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã hoàn thiện lắp đặt phần cứng, cấu hình phần mềm thu thập dữ liệu từ hệ thống DCS của các tổ máy và xây dựng các giao diện giám sát thông số vận hành. Hệ thống RMS được ứng dụng đưa vào khai thác truyền dữ liệu ổn định, tin cậy từ tháng 3-2022 thông qua việc lắp đặt, cài đặt cấu hình các thiết bị đảm bảo an toàn cho hệ thống điều khiển của nhà máy.

Nhiệt điện Mông Dương ứng dụng chuyển đổi số trong giám sát và chẩn đoán từ xa (RMS) - Ảnh 2.

Giao diện giám sát vận hành qua hệ thống RMS cúa Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương

Sau khi hệ thống đưa vào vận hành ổn định, các kỹ sư của Nhà máy Nhiệt điện Mông Dương 1 đã khai thác hệ thống để giám sát thông số vận hành lò hơi, tuốc bin từ xa, hỗ trợ phân tích, đánh giá hiệu suất tổ máy. Ngoài ra, hệ thống giúp truy xuất dữ liệu nhanh, tin cậy phục vụ báo cáo sản xuất, phân tích, đánh giá tình hình thiết bị.

Dựa trên kết quả thực hiện của giai đoạn 1, Công ty Nhiệt điện Mông Dương đã lên kế hoạch chuẩn bị dữ liệu và triển khai hệ thống RMS giai đoạn 2.

Hiện công ty phối hợp với Công ty EPS xây dựng xong các logic cảnh báo sớm cho các hệ thống, thiết bị nhằm mục đích giám sát xu hướng thay đổi các thông số vận hành và đưa ra các cảnh báo cho nhân viên vận hành, giúp chẩn đoán sớm và chính xác bất thường thiết bị, góp phần nâng cao độ khả dụng, tin cậy của các tổ máy, từ đó giúp công ty hoàn thành tốt công tác sản xuất kinh doanh được tổng công ty giao.

 

 

Những năm gần đây, đối với công tác chuyển đổi số trong các hoạt động quản trị và quản lý sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng… EVNGENCO3 đã triển khai áp dụng các phần mềm dùng chung của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổng công ty như: ERP, PMIS, E-Office, EVNHES, HRMS, IMIS.

Bên cạnh các phần mềm dùng chung của ngành điện, tổng công ty đã xây dựng và áp dụng các phần mềm phục vụ công tác quản trị, giám sát, điều hành sản xuất như: Ứng dụng chữ ký số vào trong các công tác hoạt động; Triển khai ứng dụng phòng họp không giấy E-Cabinet; Phần mềm ghi thông số, nhật ký vận hành điện tử của các nhà máy điện trên mobile; Phần mềm kiểm kê vật tư bằng mã vạch trên mobile…

Những phần mềm này đều được Công ty Nhiệt điện Mông Dương ứng dụng vào trong công tác sản xuất kinh doanh của đơn vị, và mang lại nhiều kết quả tích cực.

 

 

P.N.